Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhìn lại những thành công trong năm 2016 của Ngân hàng Phương Đông OCB.


Nhìn lại những thành công trong năm 2016 của Ngân hàng Phương Đông OCB.
Định vị là một ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã có những bước đi vững chắc và đặc biệt năm 2016, OCB đã có nhiều thành công, mở đầu cho giai đoạn "bứt phá thành công".

Trong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng đang chuyển mình sau hàng loạt chính sách vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước và những biến động từ quá trình tái cấu trúc, sát nhập thì bài toán quan trọng đặt ra cho toàn hệ thống là sự đứng vững và từng bước khẳng định mình.  

Được thành lập từ năm 1996, qua 20 năm phát triển, Ngân hàng Phương Đông đã đi qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế và giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng nhưng OCB là một trong những ngân hàng “về đích” sớm nhất trong việc tái cơ cấu. 

Năm 2015, OCB đã chủ động hoàn thành tái cơ cấu. Các chỉ số hoạt động của Ngân hàng luôn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định. 

Theo đó, OCB đã nhận được sự tín nhiệm từ đông đảo khách hàng và được đánh giá là một ngân hàng tận tâm, thân thiện với khách hàng. Từ năm 2010 trở đi, ngân hàng OCB cũng đã có nhiều thay đổi cơ bản trong hệ thống quản trị điều hành lẫn chiến lược hoạt động. 

Kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi, OCB lấy khách hàng làm trọng tâm phát triển. Những thành tựu này tạo nền tảng vững chắc giúp OCB phát triển lâu dài, gắn kết với phương châm mang đến “Niềm tin và Thịnh vượng” cho khách hàng. 

Đến nay, OCB đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, luôn lấy tiêu chí công khai minh bạch làm phương châm cho sự phát triển bền vững. 

Đây cũng là Ngân hàng tiên phong trong việc chủ động thực hiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Quốc tế. Đến ngày 11/11/2016, OCB đã hoàn tất giai đoạn 1 của dự án Phòng, chống rửa tiền góp phần quan trọng hoàn thành dự án Basel II vào tháng 2/2017 để đảm bảo hệ thống quản trị hoạt động tốt và an toàn tối đa cho khách hàng khi giao dịch.

Những bước đi trong 3 năm gần đây đã tạo đà cho những thành quả trong thời gian tới. Những chỉ số về hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng của OCB đang thuộc top các ngân hàng dẫn đầu. 

Đặc biệt, trong 11 tháng đầu năm 2016, tổng tài sản tăng trưởng của OCB đạt 61.216 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 427 tỷ tăng 160% so với năm 2015, dư nợ cho vay tăng 30%, tổng huy động thị trường 1 tăng 42,5% tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất và giảm xuống 1,77%. 

Hiện đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, OCB đang triển khai các giải pháp đồng bộ để tăng tốc và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2016. 

“Bên cạnh việc đánh giá lại hệ thống quản trị, nắm bắt các vấn đề công nghệ, đổi mới sản phẩm, chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng, lấy họ làm trọng tâm phát triển thì sẽ hoàn toàn đủ khả năng cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. 

Hiện khả năng tiếp cận thông tin của các ngân hàng Việt Nam không thua kém so với với các ngân hàng ngoại quốc. Mới đây, ngân hàng OCB vừa hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu thế giới như Tập đoàn Microsolf, Gartner,.. nhằm tư vấn nội bộ cho Ngân hàng về định hướng phát triển và cập nhật thông tin thường xuyên, nhờ đó giúp OCB nhanh chóng nắm bắt những đổi mới công nghệ và thay đổi hệ thống quản trị theo kịp xu hướng chung toàn cầu”, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB, nói.

Năm 2016, OCB dự kiến phát triển mạnh về quy mô và số lượng khách hàng với kế hoạch lợi nhuận đạt 450 tỷ đồng. Các giải pháp đồng bộ đang được triển khai ở OCB bắt đầu từ việc gia tăng giá trị cho khách hàng trên mỗi sản phẩm dịch vụ đến chất lượng phục vụ và cơ cấu vận hành với phương châm “tốc độ” sẽ góp phần thực hiện lộ trình chiến lược đưa OCB vào nhóm ngân hàng mạnh nhất Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. 

Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh doanh, trong quý 4/2016, OCB vừa công bố tuyển dụng hơn 300 nhân sự phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ. Các chuyên viên quan hệ khách hàng này sẽ được làm việc tại hệ thống OCB trong cả nước. 

Đồng thời, OCB cho biết sẽ khai trương hoạt động mới thêm 9 điểm giao dịch mới để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng trong cả nước. OCB cũng đặt mục tiêu tăng trưởng về quy mô khách hàng nhanh chóng bằng những gói sản phẩm, dịch vụ chương trình thiết thực theo từng phân khúc khách hàng khác nhau, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu trở thành Ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 
Ngân hàng Phương Đông OCB.

Gói tín dụng ưu đãi "Vốn giá rẻ - Khỏe kinh doanh" dành cho Cá nhân và Hộ kinh doanh.


Gói tín dụng ưu đãi "Vốn giá rẻ - Khỏe kinh doanh" dành cho Cá nhân và Hộ kinh doanh.

I. Nội dung gói ưu đãi: 

1.Hạn mức gói ưu đãi: 500 tỷ đồng.

2. Đối tượng áp dụng: Khoản vay với mục đích vay bổ sung vốn ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Điều kiện áp dụng gói ưu đãi: Chỉ áp dụng cho các khoản vay từ 200 triệu đồng trở lên (theo khế ước nhận nợ

4. Lãi suất cho vay:

a. Lãi suất cho vay tối thiểu:
Thời hạn vay
Lãi suất cho vay
Dưới 6 tháng- Lãi suất tối thiểu 9.5%/năm trong toàn bộ thời gian vay.
Từ 6 tháng đến 12 tháng- 03 tháng đầu: Lãi suất tối thiểu 7.9%/năm.
- Từ tháng thứ 4 trở đi:
- Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ theo thông báo của OCB trong từng thời kỳ cộng (+) biên độ tối thiểu 4%/năm; hoặc
- Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 13 tháng lãnh lãi cuối kỳ theo thông báo của OCB trong từng thời kỳ cộng (+) biên độ tối thiểu 3.3%/năm.

b. Lãi suất mua vốn nội bộ: Theo quy định lãi suất mua vốn nội bộ thông thường của OCB trong từng thời kỳ.

II. Quy định khác

1. Lãi suất

- Nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ĐVKD, ĐVKD được phép áp dụng lãi suất cho vay cao hơn mức quy định trên hoặc áp dụng lãi suất cho vay thông thường theo quy định của OCB trong từng thời kỳ hoặc thời gian cố định lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu nhỏ hơn quy định tại Điểm a Khoản 4 Phần I thông báo này.
- Đơn vị kinh doanh áp dụng mức lãi suất cho vay theo gói ưu đãi này thì không áp dụng mức giảm lãi suất cho vay theo chương trình/ Quy định khác.
- Sau thời gian ưu đãi lãi suất, kỳ điều chỉnh lãi suất áp dụng theo Thông báo số 349/2012/TB-OCB ngày 18/06/2012 (hoặc văn bản thay thế/ bổ sung nếu có).
- Khối Bán lẻ sẽ thường xuyên điều chỉnh hoặc cập nhật các Gói tín dụng ưu đãi để phù hợp với biến động thị trường. Để tránh trường hợp phải chỉnh sửa nội dung lãi suất trong hợp đồng tín dụng hoặc phải trình lên HO, các ĐVKD khi lập tờ trình tín dụng và Hợp đồng tín dụng nếu áp dụng theo gói tín dụng “Vốn giá rẻ - Khỏe kinh doanh” thì ĐVKD lưu ý bổ sung nội dung sau vào mục lãi suất:
“Áp dụng theo gói tín dụng ưu đãi “Vốn giá rẻ - Khỏe kinh doanh” hoặc các chương trình ưu đãi lãi suất khác nếu thuộc đối tượng.”

2. Trả nợ trước hạn
- Các ĐVKD áp dụng phí phạt trả nợ trước hạn Theo quy định của OCB tại Quyết định số 548/2015/QĐ-TGĐ ngày 19/12/2015 (hoặc văn bản thay thế/ bổ sung nếu có).
- Trường hợp KH trả nợ trước hạn trong thời gian vay thì KH phải chịu thêm phần chênh lệch giữa lãi suất vay ưu đãi và lãi suất vay theo Thông báo số 385/2016/TB-KHCN (hoặc văn bản thay thế/ bổ sung nếu có) tính từ thời điểm giải ngân đến thời điểm trả gốc trước hạn một phần/ tất toán tính trên số tiền trả gốc trước hạn/ tất toán.
Các ĐVKD tự tính toán các khoản bù trừ của KH và thu phí KH trả gốc trước hạn một phần/ tất toán khoản vay. ĐVKD khi lập Hợp đồng tín dụng cần ghi rõ nội dung phí trả nợ trước hạn như trên vào trong Hợp đồng.

Ví dụ:

Khách hàng vay mua sản xuất kinh doanh theo Hạn mức tín dụng, số tiền 500 triệu đồng, thời gian vay 12 tháng, trả gốc hàng tháng và lãi theo dư nợ ban đầu, giải ngân vào ngày 20/10/2016 và được hưởng lãi suất như sau:

o Lãi suất ưu đãi 03 tháng đầu: 7.9%/ năm

o Lãi suất từ tháng thứ 04 trở đi: bằng lãi suất huy động 12 tháng + 4%.

(Lãi suất vay thông thường tại thời điểm 20/10/2016 theo Thông báo số 385 = Huy động 12 tháng: 7%/năm + Biên độ 4%/năm = 11%/năm).

Trường hợp 1:
Đến ngày 20/12/2016, KH có nhu cầu trả gốc trước hạn một phần số tiền 300 triệu đồng, CN/PGD thu các khoản sau:

o Phí phạt trả nợ trước hạn thông thường: không có do khoản vay theo Hạn mức tín dụng

o Chênh lệch lãi suất 2 tháng đầu: (11% - 7.9%)/12 x 2 (tháng) x 300trđ = 1.55 trđ.

=>  Tổng số tiền KH phải nộp: 1.55 trđ.

Trường hợp 2:

Đến ngày 20/03/2017, KH có nhu cầu trả gốc trước hạn một phần số tiền 300 triệu đồng, CN/PGD thu các khoản sau:

o Phí phạt trả nợ trước hạn thông thường: không có do khoản vay theo Hạn mức tín dụng

o Chênh lệch lãi suất 3 tháng đầu: (11% - 7.9%)/12 x 3 (tháng) x 300trđ = 2.325 trđ.

=>  Tổng số tiền KH phải nộp: 2.325 trđ.

Ngân hàng Phương Đông - OCB

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Thanh toán Hóa đơn truyền hình với thẻ OCB được giảm 30%.


Thanh toán Hóa đơn truyền hình với thẻ OCB được giảm 30%.

Nhận ưu đãi chưa bao giờ đơn giản và tiện lợi đến thế, bạn không chỉ được thanh toán hóa đơn truyền hình mọi lúc mọi nơi, mà còn được hoàn tiền lên đến 30%. Đây là ưu đãi cực chất từ sự liên kết hoàn hảo của dịch vụ thanh toán hóa đơn truyền hình thông qua cổng Payoo trên Ebanking của OCB. Thông tin chi tiết của chương trình như sau :

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH

+ Thời gian ưu đãi: 02 tháng, từ 01/12/2016 đến 31/01/2017.
+ Cách thức tham gia:
Đăng nhập OCB Mobile App/Internet Banking > Chọn chức năng Thanh toán hóa đơn > Lựa chọn dịch vụ Truyền hình cáp > Chọn nhà cung cấp và tiến hành than toán.

Lưu ý: Vui lòng liên hệ điểm giao dịch gần nhất của OCB để đăng ký dịch vụ E-Banking
+ Cơ cấu ưu đãi:
a) Nội dung: Tặng 30% giá trị giao dịch, số tiền tặng tối đa không quá 100,000 VND cho mỗi giao dịch thanh toán hóa đơn truyền hình thành công. Không giới hạn số lần thanh toán trong suốt chương trình, một khách hàng có thể thanh toán nhiều lần cùng một Mã khách hàng.

b) Thể lệ- Dành cho các khách hàng thanh toán hóa đơn truyền hình thông qua hệ thống Ebanking của OCB.
- Áp dụng cho khách hàng có phát sinh giao dịch thanh toán hóa đơn truyền hình theo danh sách Nhà cung cấp được quy định tại mục trên từ 01/12/2016 đến hết ngày 31/01/2017 tại các kênh thanh toán Ebanking của OCB.
+ Đợt 1: OCB thực hiện hoàn tiền thanh toán hóa đơn trước ngày 31/01/2017 cho các giao dịch thành công phát sinh tháng 12/2016.
+ Đợt 2: OCB thực hiện hoàn tiền thanh toán hóa đơn trước ngày 28/02/2017 cho các giao dịch thành công phát sinh tháng 01/2017.
+ Hình thức ưu đãi:
Khoản tiền ưu đãi được hoàn trả trực tiếp vào Tài khoản Khách hàng

DANH SÁCH NHÀ CUNG CẤP VÀ KHU VỰC ƯU ĐÃI
STT
 Tên nhà cung cấp
Khu vực
1
Hanoicab (HCATV)
Hà Nội
2
K+
Toàn quốc
3
Truyền hình An Viên
Toàn quốc
4
VTC
Toàn quốc
5
VNPT Cần Thơ
Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn,
Cái Răng - TP Cần Thơ
Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1800 6678 (miễn phí cuộc gọi) hoặc liên hệ trực tiếp điểm giao dịch OCB gần nhất để được tư vấn.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Kế hoạch phát triển Ngân hàng Phương Đông OCB năm 2016.


Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa gửi tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 được tổ chức vào ngày 14/4 sắp tới.

Chia cổ tức bằng tiền mặt 4,5%

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của ngân hàng đạt 49.447 tỷ đồng, tăng 26,4% so với thời điểm đầu năm. Vốn điều lệ vẫn ở mức 3.547 tỷ đồng.
Trong năm, OCB cho vay 27.693 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so cuối năm trước. Tiền gửi của khách hàng đạt 29.506 tỷ đồng, tăng 23,4%.
OCB ghi nhận 267 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 5% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 đạt 209 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối tính đến cuối năm 2015 đạt 425 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng mới chỉ hoàn thành 65% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 410 tỷ đặt ra tại ĐHCĐ năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,9%.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2015, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 4,5%. Ngân hàng sẽ bỏ ra khoảng 175 tỷ đồng để chi trả cổ tức.
Năm 2015, thù lao phụ cấp của HĐQT và ban kiểm soát ngân hàng là 6,19 tỷ đồng thấp hơn mức được Đại hội năm 2015 đã thông qua là 8,2 tỷ đồng.
Đồng thời, ngân hàng báo cáo về phương án tăng vốn điều lệ theo nghị quyết chấp thuận OCB tăng vốn từ 3.547 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng trong đó phát hành cổ phiếu thưởng 5% cho cổ đông hiện hữu là 172 tỷ đồng và phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và cổ đông hiện hữu 780 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện:

OCB cho biết đợt phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và cổ đông hiện hữu tiếp tục hoàn tất.

Tăng vốn lên 5.000 tỷ, lợi nhuận kỳ vọng 450 tỷ.

Dự kiến trong năm 2016, OCB sẽ tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng sau khi hoàn tất quá trình tăng vốn năm 2015 thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và cổ đông hiện hữu là 500 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2016.

Kế hoạch năm 2016 (sau khi tăng vốn), OCB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 65.000 tỷ đồng, tăng 31% so với kết quả thực hiện năm 2015. Vốn huy động từ cá nhân và TCKT là 43.093 tỷ đồng tăng 46%. Dư nợ cho vay (bao gồm TPDN) đạt 36.694 tỷ đồng, tăng 25%. Lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2015.

Ngân hàng cũng xin ý kiến cổ đông về việc thành lập Công ty chuyển tiền quốc tế ngân hàng Phương Đông với vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ đồng. Công ty này sẽ thu hút nguồn tiền kiều hối chính thức để gửi về Việt Nam, giúp bổ sung nguồn ngoại tệ.

Dự kiến hoạt động của Công ty chuyển tiền Quốc tế Ngân hàng Phương Đông sẽ hiệu quả thông qua khoản doanh số có được dự tính năm 2016 là 2.160 tỷ đồng, năm 2017 là 4.131 tỷ đồng và năm 2018 là 6.885 tỷ đồng.

Về thù lao, ngân hàng đề xuất ĐHĐCĐ phê duyệt tổng mức thù lao, phụ cấp chuyên trách hoạt động năm 2016 của HĐQT và Ban kiểm soát là 8,2 tỷ đồng. 
Theo CafeF.vn

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Lãi suất vay gói 30.000 tỷ sẽ tăng sau ngày 01/06/2016.

Lãi suất vay gói 30.000 tỷ sẽ tăng sau ngày 01/06/2016.

“Cứ tưởng đã được giải ngân rồi thì chắc chắn các đợt sau cũng được giải ngân với lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỷ. Cứ tưởng ký hợp đồng tín dụng rồi là yên tâm hưởng lãi suất 5% cố định trong 15 năm…” - Chia sẻ của anh Nam, cũng là điều nhầm tưởng nghiêm trọng của phần đông khách hàng đã vay gói 30.000 tỷ.

Gói hỗ trợ cho vay mua nhà 30.000 tỷ bắt đầu triển khai từ 6/2013. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 31/12/2015, tổng số tiền đã cam kết là 26.999 tỷ đồng (đạt 90%), đã giải ngân là 17.711 tỷ đồng (đạt 59%).

Trong đó, đối với hộ gia đình, cá nhân, đã ký hợp đồng cam kết cho vay 40.037 hộ với số tiền là 19.225 tỷ đồng. Đã giải ngân cho 39.883 hộ với số tiền là 13.771 tỷ đồng. Đối với tổ chức, đã cam kết cho vay 60 dự án với số tiền là 7.774 tỷ đồng và giải ngân cho 58 dự án, dư nợ là 3.940 tỷ đồng.

Khi gói 30.000 tỷ tăng tốc để về đích cũng là lúc một số ngân hàng ra thông báo về việc áp dụng lãi suất thương mại thông thường đối với dư nợ giải ngân sau ngày 1/6/2016. Lúc này, nhiều khách hàng mới hoảng hốt vì cứ tưởng lãi suất ưu đãi sẽ được hưởng trong suốt thời gian vay.
Thông báo của ngân hàng BIDV về lãi suất cho vay



Anh Minh, một khách hàng vay gói 30.000 tỷ, cho hay: “Lúc mua nhà, nghe môi giới nói vay gói 30.000 tỷ sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi 5%, cố định trong 15 năm. Tôi mới mua nhà lần đầu nên cũng không có kinh nghiệm, cứ tin lời môi giới chứ cũng chẳng nghiên cứu kỹ hợp đồng tín dụng ghi thế nào”.

“Gần đây, khi có thông báo của ngân hàng, tôi mới tìm hiểu thì mới biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn:"... Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013 )".

Ngân hàng Nhà nước cũng đã khẳng định, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.

Căn hộ của tôi mua giao nhà sau 1/6/2016 nên chắc chắn số tiền thanh toán các đợt sau phải chịu lãi suất thương mại. Bây giờ chỉ còn cách hối thúc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để giải ngân được đồng nào hay đồng ấy trước khi gói này hết hạn” - anh Minh chia sẻ.
Các dự án chạy đua tiến độ để giao nhà trước 1/6

Anh Thắng, một khách hàng vay gói 30.000 tỷ, mua nhà ở xã hội HQC Plaza, cho hay: “Trước giờ mọi người cứ nghĩ đã được giải ngân rồi thì chắc chắn các đợt sau cũng được giải ngân tiếp với lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội. Hầu như mọi người đều nghĩ vậy. Việc dư nợ sau khi hết thời điểm giải ngân gói 30.000 tỷ áp dụng theo lãi suất thông thường thì giờ mới biết”.

“Theo các hợp đồng mua bán mà công ty Hoàng Quân, chủ đầu tư dự án HQC Plaza, ký với khách hàng thì có 2 thời điểm giao nhà: Cuối quý 3/2015 (được chậm 3 tháng) cho những người mua đợt đầu và cuối quý 4/2015 (được chậm 6 tháng) cho những người mua sau. Hiện giờ, tình hình thi công bên ấy rất ngổn ngang, hết tháng 6 cũng chưa chắc xong. Không giao kịp thì các đợt giải từ tháng 6/2016 lại phải chịu lãi suất thương mại” - anh Thắng lo lắng.

Hiện tại, một số dự án, chủ đầu tư đang có động thái gọi khách hàng và tư vấn ký phụ lục đẩy nhanh tiến độ thanh toán, lên trước thời hạn kết thúc giải ngân gói 30.000 tỷ. Tuy nhiên, theo quy định, chủ đầu tư chỉ được phép huy động không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng. Như vậy, nếu không bàn giao được nhà trước ngày 1/6 thì 30% còn lại không thể hưởng lãi suất ưu đãi.
Theo Vietnamnet

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Lãi suất gửi tiết kiệm của Ngân hàng Phương Đông OCB lên đến 8,1%/năm

Sau Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đã xuất hiện 2 cái tên mới trưng tỷ lệ 8%/năm lên bảng yết lãi suất huy động. Đó là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).




Theo đó, SeABank đưa ra mức lãi suất 8%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ đối với các khách hàng cá nhân thỏa mãn các điều kiện riêng mà ngân hàng đã đề ra.

Ở các kỳ hạn ngắn hơn, biểu lãi suất huy động của SeABank dao động phổ biến từ 5,1%/năm (kỳ hạn 1 tháng) đến 6,8% (kỳ hạn 12 tháng). Còn với các khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài 15 tháng trở lên, SeABank đang chào lãi suất 6,8 – 6,95%/năm.

Tương tự, tại OCB, mức lãi suất cao cũng đã áp phổ biến ở các kỳ hạn dài: kỳ hạn 13 và 21 tháng 7,7%/năm, kỳ hạn 24 tháng 7,8% và kỳ hạn 36 tháng lên tới 8%/năm.

Đặc biệt, với chính sách ưu đãi cho sản phẩm gửi tiết kiệm trực tuyến, khách gửi tiền tại OCB còn có thể nhận được mức cao nhất tới 8,1%/năm. Mức lãi suất huy động này đã "phá vỡ" trần 8%/năm mà Eximbank mới lập và cũng là cao nhất thị trường hiện nay.

Trước đó, kể từ ngày 24/02/2015, Eximbank cũng đưa vào áp dụng mức lãi suất 8%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ, đối với khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, ở kỳ hạn 36 tháng.

Những động thái điều chỉnh vừa rồi, đáng chú ý, đã mở rộng thêm “doãng” chênh lệch lãi suất huy động kỳ hạn dài và kỳ hạn ngắn ở các ngân hàng này thêm khoảng 2%/năm.

Qua đó, kích thích dịch chuyển cơ cấu tiền gửi, từ ngắn hạn sang dài hạn. Đặc biệt là khi tại các thông báo chào lãi suất, những ngân hàng này đều quy định rất chặt về các điều kiện để được hưởng các mức lãi suất cao nhất, trong đó gắn liền với việc không được rút trước hạn.

Tính toán trên có thể hiểu như là một bước chủ động chuẩn bị của các ngân hàng trước khả năng giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống còn 40%, mà NHNN đã nêu trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 36.

Bên cạnh đó, trước dự báo lạm phát sẽ tăng lên trong trung và dài hạn, việc điều chỉnh lãi suất huy động đi lên, suy cho cùng, cũng là một bước động thái cần thiết.

Ngoài ra, việc đẩy lãi suất huy động ở Eximbank, SeABank và OCB, có thể còn là bước chủ động đón trước, nhằm gia tăng cung tiền, sẵn sàng cho hoạt động đẩy mạnh tín dụng trong niên độ 2016.

Được biết, tại Chỉ thị 01 vừa ban hành, Thống đốc NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống lên mức 18 -20%/năm, tăng 2% so với 2015, và là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
PV.